Tìm hiểu Media Planner là gì?
Media Planner là cụm từ không mấy xa lạ trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Nhất là với những người làm việc trong các công ty Agency thì Media Planner là gì rất dễ lý giải. Tuy nhiên với những người ngoài ngành và lần đầu nghe về Media Planner thì chắc hẳn sẽ nhiều bỡ ngỡ. Vì thế không bất ngờ khi keyword Media Planner trở thành top tìm kiếm trên các diễn đàn.
Media Planner là gì
Vây cụ thể Media Planner là gì? Về bản chất thì cụm từ này dùng để chỉ vị trí làm việc của một số người. Nói chính xác Media Planner là một công việc trong ngành truyền thông. Đó là vị trí của những người lên kế hoạch cũng như thực thi kế hoạch truyền thông. Vị trí Media Planner là vị trí cốt lõi quyết định đến thành bại của chiến dịch marketing quảng cáo. Ngoài ra bạn cũng có thể hiểu đơn giản Media Planner là vị trí cực quan trọng trong truyền thông hay các Agency.
Các công việc của Media Planner là gì?
Để hiểu hơn về vị trí Media Planner bạn hãy đi sâu vào công việc của họ. Vậy chính xác thì công việc của Media Planner là gì? Câu trả lời sẽ bao gồm đó là:
- Media Planner sẽ là người thực hiện công việc nghiên cứu thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu nội bộ doanh nghiệp để hiểu rõ. Tiếp đó là nghiên cứu về đối tượng khách hàng mục tiêu. Và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng là một công việc của vị trí Media Planner.
- Xây dựng chiến dịch truyền thông để hướng về khách hàng mục tiêu. Bao gồm cả lên ý tưởng và nội dung của chiến dịch nhằm mang đến hiệu quả marketing cao nhất.
Media Planner làm công việc nghiên cứu thị trường
- Xây dựng Proposal để gửi đến khách hàng. Đồng thời trực tiếp gặp mặt và thảo luận để đi đến hợp tác thầu dự án từ khách hàng.
- Phát triển các ý tưởng, concept mới lạ và “xu hướng”. Kết hợp lên kế hoạch truyền thông và toàn diện cho nhãn hàng.
- Hoàn chỉnh kế hoạch để phù hợp với khách hàng
- Phối hợp với các bộ phận như thiết kế, Content,….để thực hiện dự án khách hàng tốt nhất
- Trực tiếp theo dõi kế hoạch thực hiện các dự án của khách hàng
- Phân tích và đưa ra những đánh giá cho dự án thực hiện
- Kịp thời đề xuất những cải thiện nếu phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện dự án khách hàng
- Hỗ trợ team Sale trong công việc. Bao gồm như đưa ra cách đàm phán giúp khách hàng tin tưởng dịch vụ công ty.
Những kỹ năng nào cần thiết cho vị trí Media Planner?
Công việc của vị trí Media Planner không hề đơn giản, tầm thường. Vì thế không phải ai cũng có thể làm công việc này. Tuy nhiên nếu bạn muốn trải nghiệm vị trí Media Planner thì cần cải thiện những kỹ năng của nghề. Vậy các kỹ năng cần thiết cho vị trí Media Planner là gì? Đó là:
Kỹ năng nghiên cứu rất cần thiết cho vị trí Media Planner
Một trong những công việc của vị trí Media Planner là nghiên cứu thị trường. Vì thế kỹ năng của một Media Planner cũng không thể thiếu kỹ năng nghiên cứu thị trường. Theo đó để đảm nhiệm vị trí Media Planner thì bạn không chỉ cần có mà thực sự có kỹ năng nắm bắt, nghiên cứu thị trường tốt.
Cụ thể hơn một Media Planner luôn đi nghiên cứu thị trường. Do đó Media Planner phải biết nắm bắt xu hướng và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Media Planner phải quan tâm khách hàng đang tìm kiếm cái gì? Họ quan tâm đến điều gì? Có như thế thì việc đưa ra những ý tưởng cũng như thực hiện idea đó trong chiến dịch truyền thông mới thành công.
Các kỹ năng cần có của Media Planner
Người làm vị trí Media Planner cần có kỹ năng thấu cảm
Một kỹ năng cũng quan trọng và cần thiết ở người giữ vị trí Media Planner đó là thấu cảm. Một Media Planner để thực hiện tốt công việc của mình thì luôn phải đặt mình vào vị trí khách hàng. Từ đó đánh giá và nhìn nhận những cảm xúc của khách hàng một cách trọn vẹn.
Kỹ năng sáng tạo là cần thiết cho vị trí Media Planner
Vị trí Media Planner cần có kỹ năng sáng tạo là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên không chỉ sáng tạo mà một Media Planner luôn sáng tạo không ngừng. Nhờ đó đưa ra các ý tưởng độc đáo để vừa lòng khách hàng. Và có thể đạt được thành công trong chiến dịch quảng cáo dự án của mình.
Đặc biệt có thể nói kỹ năng sáng tạo rất quan trọng với một Media Planner. Nó như là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của người làm công việc Media Planner.
Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
Kỹ năng thuyết phục và đàm phán là cần thiết của một Media Planner. Đặc biệt theo các đánh giá thì đây là một loại kỹ năng buộc phải có của người giữ vị trí Media Planner. Bởi vì Media Planner là người trực tiếp với khách hàng. Họ cũng là người đứng ra tổ chức, đàm phán để mang về dự án thành công cho team của mình.
Hơn hết việc đàm phán cần phải vừa lòng khách hàng cũng như lợi ích công ty. Vì thế một Media Planner muốn phát triển tốt phải giỏi thật sự việc thuyết phục, đàm phán.
Media Planner sáng tạo là cần thiết
Kỹ năng trình bày
Người ta thường nói có ý tưởng nhưng không thể trình bày thì cũng bằng không. Điều đó cho thấy kỹ năng trình bày quan trọng như thế nào. Đặc biệt với một vị trí Media Planner thì việc trình bày dự án lại càng quan trọng hơn. Bởi vì nếu một khi người giữ vị trí Media Planner không thể có bản trình bày hay thì mọi công sức chuẩn bị không còn ý nghĩa. Khách hàng sẽ không thể hiểu về những ý tưởng cũng như kế hoạch phát triển của team.
Để trở thành một Media Planner nên bắt đầu từ đâu?
Trở thành một Media Planner là mơ ước của nhiều bạn hiện nay. Đặc biệt là trong thời buổi công nghệ truyền thông thì giá trị của vị trí Media Planner càng ấn tượng. Hơn nữa mức lương của Media Planner cũng khá cao. Nếu chưa tính hoa hồng hay các khoảng thêm thì cũng đã khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên có thể nói để trở thành một Media Planner không phải là việc đơn giản. Bạn không thể nào vội vàng mà phải học tập và trau dồi cả một quá trình. Vì thế nếu bạn có ước mơ thì từ bây giờ hãy bắt đầu những bước đi đầu để thực hiện điều ấy. Và học những kiến thức về marketing là điều cần thiết. Đồng thời bạn cũng cần học và am hiểu những phần mềm.
Làm thế nào để trở thành một Media Planner
Đặc biệt đừng quên rèn luyện cho mình những kỹ năng của một Media Planner tương lai. Hãy tiếp xúc và học cách làm hài lòng khách hàng. Hãy học cách làm việc cùng nhóm hay trình bày ý tưởng của mình,…Cùng với đó vận dụng những gì được học trong thực tế. Cứ chầm chậm từng chút một thì mới có thể trở thành một Media Planner. Quan trọng bạn hãy nhớ rằng kinh nghiệm cũng là chìa khóa quan trọng để làm vị trí Media Planner giỏi.
Tốt nhất bạn hãy thực hiện những dự án nhỏ cho mình. Có như thế thì những kỹ năng mới được trau dồi và phát huy hiệu quả. Nhờ đó tích lũy dần để rồi biến ước mơ trở thành Media Planner thành sự thật.
Tiểu kết
Media Planner là gì? Bây giờ bạn đã có thể hiểu rõ bản chất thực sự của nó rồi phải không nào. Hy vọng những lý giải trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Media Planner. Đặc biệt nếu bạn có ở những kỹ năng và muốn trở thành một Media Planner thì hãy thực hiện nhé. Vị trí Media Planner sẽ mang đến cho bạn nhiều thú vị và mới mẻ. Ngoài ra nếu bạn còn có những băn khoăn cần tư vấn thì hãy truy cập: https://digimar.vn.